Các bạn có thể theo dõi thêm với biểu đồ thể hiện trụ đã mất trong các trận đấu giữa SKT T1 và các đội tuyển khác, bao gồm lượt đi lẫn về giữa H2K, Bangkok Titans và Edward Gaming và cả đội ahq e-Sport Club ở vòng Tứ Kết. Có thể thấy đội có khả năng làm khó SKT T1 nhất tính từ đầu giải tới nay chỉ có mỗi ahq với khả năng tàn phá được tất cả trụ 1 của cả 3 lane, còn đội có thể nói là chẳng gây được một chút khó khăn nào cho SKT T1 chính là Bangkok Titans khi mà họ chẳng.. phá nổi 1 trụ nào của SKT T1 ở lượt đi.
Lưu ý: Với các chấm đỏ là trụ của SKT T1 bị mất, chấm đen là trụ đối phương bị SKT T1 tàn phá
ahq là một đội tuyển không được đánh giá cao lắm khi bước tới giải Chung Kết Thế Giới 2015 lần này. Tuy nhiên, họ đã làm cho rất nhiều người phải thay đổi suy nghĩ của mình. Những Ziv, Westdoor và cả AN, luôn luôn ở đó, gồng gánh cả nền Liên Minh Đài trên trường quốc tế. Xuất sắc tại vòng bảng, nhưng thật không may cho họ khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp lại là SKT.
Phong độ đỉnh cao cùng với những người chơi “thần thánh”, SKT không quá khó để đè bẹp được ahq trong 3 trận toàn thắng. Nếu Faker không được xanh xao, thì đã luôn có MaRin cùng với Bang ở đó, sẵn sàng dắt tay người đồng đội mình tới chiến thắng chung cuộc. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng tối đa ahq cũng chỉ lấy được 3 trụ bảo vệ phía bên ngoài của SKT.
Tới đây, SKT sẽ gặp Origen trong trận bán kết để quyết định xem ai sẽ là người cầm chiếc vé đi tiếp vào vòng trong. Câu hỏi ở đây đặt ra là, liệu với những sOAZ, những xPeke, thì Origen có thể chấm dứt chuỗi kỉ lục này của SKT hay không?
theo Leolone/xemgame
" alt=""/>(CKTG 2015) SKT T1 là đội tuyển duy nhất chưa bị mất 2 trụ đến thời điểm hiện tạiĐến dự Hội nghị có các lãnh đạo Cục ATTT - Bộ TT&TT; các thành viên Ban Điều hành Đề án 99; Cục trưởng Cục Công tác phía Nam - Bộ TT&TT; đại diện 19 Sở TT&TT khu vực phía Nam; đại diện các sở, ban, ngành, quận huyện thành phố Hồ Chí Minh; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp và phóng viên báo đài.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được trao đổi, chia sẻ và nghe một số sự cố về ATTT điển hình tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm; Hướng dẫn tổ chức, lập kế hoạch, quản lý kinh phí thực hiện Quyết định số 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” (Đề án 99), Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT đến năm 2020” (Đề án 893); Phổ biến Quy chuẩn số 102:2016/BTTTT về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống Quản lý văn bản Điều hành; Hướng dẫn cách thức triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về ATTT.
" alt=""/>Hội nghị hướng dẫn triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tinCá chết kéo dài trên nhiều km dọc bờ biển Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Ảnh chụp trưa 12/5. Ảnh: Vietnamnet |
Các nhà hoạt động môi trường hiện cho rằng, việc xả thải công nghiệp từ nhà máy thép triệu đô của Formosa có thể là nguyên nhân khiến hàng tấn cá chết dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng. Theo các nhà lập pháp Đài Loan, nếu quả thực Formosa là nguyên nhân đứng sau thảm họa môi trường này, nó có thể đe dọa chính sách thúc đẩy đầu tư vào Đông Nam Á của tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, một nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế của vùng lãnh thổ này vào Trung Quốc.
Nghị sĩ cao cấp Su Chih-feng thuộc đảng Dân Tiến nhận định, chính sách "hướng về phương nam" của bà Thái Anh Văn sẽ không hết rắc rối nếu tân chính phủ Đài Loan không giải quyết một cách thận trọng trước những bức xúc lan rộng của công chúng Việt Nam về vụ việc.
Trong quá khứ, Formosa từng liên đới đến nhiều vụ bê bối liên quan tới môi trường khắp thế giời, từ Texas (Mỹ) cho tới Sihanoukville (Campuchia). Tập đoàn này cũng từng bị cáo buộc gây ô nhiễm tại Đài Loan, kể cả bế bôi liên quan đến một tổ hợp sản xuất hóa dầu ở miền nam Yunlin, nơi nghị sĩ Su từng làm tỉnh trưởng.
Chang Yu-yin, Chủ tịch Hội luật gia môi trường của Đài Loan kêu gọi nhà chức trách Đài Loan cần vào cuộc và buộc Formosa phải tuân thủ “các tiêu chuẩn về môi trường, nhân quyền và lao động quốc tế”.
Một mục sư người Việt Nam cư trú tại Đài Loan, ông Peter Nguyễn tuyên bố, nếu Formosa được chứng minh có liên quan đến vụ cá chết ở Việt Nam, thì chính phủ của bà Thái Anh Văn cần phải buộc tập đoàn này có trách nhiệm giải quyết thảm họa môi trường và đền bù thiệt hại đầy đủ cho các nạn nhân.
"Việt Nam cần đầu tư nước ngoài, nhưng phải trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Nếu môi trường và người dân của chúng tôi bị ảnh hưởng sẽ tạo ra các thách thức và vấn đề lớn đối với nguồn đầu tư tương lai của Đài Loan vào Việt Nam", ông Peter Nguyễn nói thêm.
Đài Loan và Việt Nam hiện chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng hai bên đang duy trì quan hệ thương mại gần gũi. Khoảng 250.000 người Việt Nam đang cư trú ở Đài Loan để làm ăn hoặc theo diện kết hôn.
Ông David Wang, Bộ Đầu tư Đài Loan cho biết, Đài Loan đã đề nghị trợ giúp chính phủ Việt Nam điều tra về vụ cá chết, nhưng bị từ chối. Việt Nam dự kiến sẽ công bố kết quả điều tra của mình vào cuối tháng 6 này.
Tuấn Anh(Theo Channelnewsasia)
" alt=""/>Nghị sĩ Đài Loan đòi điều tra Formosa về vụ cá chết ở Việt Nam